Tạo file trong java là một hoạt động rất phổ biến. Hôm nay chúng ta sẽ xem xét những cách khác nhau để tạo ra các tập tin (file mới) trong java.
Tạo file bằng phương thức File.createNewFile ()
Lớp java.io.File có thể dùng để tạo ra một file. Để tạo được file các bạn thực hiện hai bước sau:
- Tạo một đối tượng File
- Gọi phương thức
createNewFile
, phương thứccreateNewFile
trả về giá trị true nếu tạo file được tạo mới và false nếu file đã tồn tại. Phương thức này cũng ném ra ngoại lệ java.io.IOException khi nó không thể tạo ra các tập tin. Các tập tin được tạo ra là trống rỗng và byte bằng không.
Cùng xem qua ví dụ tạo file trong java
import java.io.*; public class DemoJava { public static void main(String[] args) throws IOException { File file = null; boolean isCreat = false; try{ file = new File("D://test.txt"); //Ở đây mình tạo file trong ổ D isCreat = file.createNewFile(); if (isCreat) System.out.print("Da tao file thanh cong!"); else System.out.print("Tao file that bai"); //file.delete(); } catch (Exception e){ System.out.print(e); } } }
Da tao file thanh cong!
Lưu ý:
- Bạn phải import lớp java.io.*;
- Bạn phải thêm
throws IOException
. Cái này dùng để bỏ ngoại lệ java.io.IOException. - Khối lệnh try{} catch{} dùng để bắt lỗi. Bài sau mình sẽ nói rõ hơn những cái này.
- Nếu bạn chạy chương trình trên hai lần thì kết quả sẽ là
Tao file that bai
VÌ đơn giản trong lần đầu chạy nó đã tạo một file có tên test.txt ở trong ổ D nên lần thứ hai chạy hàm creatNewFilẹ̣̣̣̣()
trả về giá trị false.
Tạo file bằng FileOutputStream
Nếu bạn muốn tạo một file mới và đồng thời viết một số dữ liệu vào nó, bạn có thể sử dụng FileOutputStream để ghi dữ liệu vào. Dưới đây là một đoạn mã đơn giản để sử dụng.
import java.io.*; public class DemoJava { public static void main(String[] args) throws IOException { FileOutputStream file = null; String s = "Lap trinh java"; byte[] a = s.getBytes(); //ep kieu String ve mang byte try{ file = new FileOutputStream("D://output.txt"); file.write(a); //ghi mang byte vao file System.out.print("Da ghi thanh cong!"); } catch (Exception e){ System.out.print(e);// In lỗi ra màn hình } finally { file.close();//Nếu chương trình lỗi thì đóng file lại } } }
Sau khi chạy chương trình trên các bạn có thể vào ổ đĩa D để xem file output.txt . Nội dung của tập tin là “Lap trinh java”.
Bài học đến đây là kết thúc. Cám ơn các bạn đã theo dõi !
Để lại một bình luận