Trong bài học này, Lập Trình Không Khó sẽ cùng cả nhà đi tìm hiểu về lệnh print trong Python. Dù chỉ là một lệnh xuất ra màn hình, nhưng chúng ta có rất nhiều điều thú vị cần khám phá về nó đấy. Bài này mình sẽ đưa ra các ví dụ về cách sử dụng lệnh print này. Đây là bài học số 3 thuộc khóa học lập trình Python miễn phí. Chúng ta cùng đi vào bài học ngay nào!
In ra các chuỗi đơn giản
Cho tới thời điểm hiện tại, Python 2 gần như không còn & không được khuyến khích sử dụng. Và việc sử dụng print trong Python 2 và Python 3 cũng có chút khác nhau. Xem ví dụ in ra chuỗi đơn giản dưới đây.
Ví dụ 1:
Để in ra chuỗi “Lập trình không khó!”, trong Python 3 ta làm như sau:
print("Lập trình không khó!")
Còn với Python 2 (lấy ví dụ để thấy sự khác nhau), bạn còn có thể in theo cách sau:
print "Lập trình không khó!"
Trong cmd/powershell hoặc terminal, bạn có thể làm như sau để chạy ví dụ trên:
[hieunv@hieunv script]$ python3 Python 3.6.3 (default, Mar 20 2018, 13:50:41) [GCC 4.8.5 20150623 (Red Hat 4.8.5-16)] on linux Type "help", "copyright", "credits" or "license" for more information. >>> print("Lập trình không khó!") Lập trình không khó! >>> exit() [hieunv@hieunv script]$ python2 Python 2.7.5 (default, Apr 9 2019, 14:30:50) [GCC 4.8.5 20150623 (Red Hat 4.8.5-36)] on linux2 Type "help", "copyright", "credits" or "license" for more information. >>> print "Lập trình không khó!" Lập trình không khó!
Ví dụ 2:Trong ví dụ này, chúng ta sẽ thử dùng lệnh print nhiều lần xem sao,
print("Lập trình không khó 1") print("Lập trình không khó 2") print("Lập trình không khó 3") print("Lập trình không khó 4")
Và kết quả sẽ như thế này đây:
Lập trình không khó 1 Lập trình không khó 2 Lập trình không khó 3 Lập trình không khó 4
Bạn thấy đó, lệnh print sẽ tự nhảy dòng mới mà không cần chúng ta phải in ra “n” như trong C/C++ hay Java,C#. Đó là bởi vì lệnh print có một tham số end
với giá trị mặc định là n
(ta sẽ thấy ở phần sau).
Cách in lặp trong Python
Đôi khi bạn cần in lặp đi lặp lại một đoạn text với số lần nhất định, điều đó thật đơn giản trong python mà chỉ với lệnh print.
Ví dụ 3:
print ("Lập trình không khó!") print (2 * "n") print (3 * "Lập trình không khó!n")
Kết quả như sau:
Lập trình không khó! Lập trình không khó! Lập trình không khó! Lập trình không khó!
Sử dụng print với tham số end
Ví dụ 4:
Như mình đã nói ở trên, lệnh print có tham số end
mặc định là ký tự newline. Bạn có thể thay đổi điều này như sau:
print ("Xin chào ", end=" ") # kết thúc là dấu cách thay vì 'n' print ("'Lập Trình Không Khó'") print('Xin chào "Lập Trình Không Khó', end='!') # kết thúc là dấu ! thay vì 'n'
Kết quả:
Xin chào 'Lập Trình Không Khó' Xin chào "Lập Trình Không Khó"!
Lưu ý:
- Truyền tham số trong Python có thể sử dụng nháy đơn hoặc nháy kép.
- Nếu bạn cần xuất ra dấu nháy đơn, bạn có thể bọc chuỗi string với nháy kép và ngược lại giống như ví dụ trên.
Nối chuỗi sử dụng print trong python
Ví dụ 5:
Để nối chuỗi trong khi in, ta chỉ cần sử dụng dấu ‘,’ để ngăn cách giữa các thành phần.
Lưu ý: dấu cách sẽ tự động được bổ sung vào giữa các đoạn nối.
age = 1 # biến age kiểu int print('Chúc mừng sinh nhật', age, 'tuổi của Lập Trình Không Khó!') print('Congrats', 'hihi')
Kết quả:
Chúc mừng sinh nhật 1 tuổi của Lập Trình Không Khó! Congrats hihi
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng dấu + như trong ví dụ dưới đây. Tuy nhiên, bạn không thể cộng chuỗi với kiểu number được như khi dùng dấu ‘,’ để ngăn cách.
Và tất nhiên, bạn cũng tự cần thêm dấu cách nếu bạn cần
Ví dụ 6:
>>> print ('Lập Trình ' + 'Không Khó!') Lập Trình Không Khó!
Đó, bạn thấy sự lợi hại của một lệnh print đơn giản trong Python chưa, quá hay phải không nào? Hãy tiếp tục chờ đón các bài học tiếp theo nhé!
Tham gia group FB của Lập Trình Không Khó để cùng anh em chúng tôi giao lưu và chia sẻ nhé!
Để lại một bình luận