Cũng giống các ngôn ngữ lập trình khác, java hỗ trợ các câu lệnh if/else và switch/case. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được cách thức hoạt động của câu lệnh if/else và switch/case cũng như cách sử dụng chúng.
Câu lệnh if/else trong ngôn ngữ java
Cấu trúc câu lệnh có 2 dạng
if( [điều kiện] ) { Khối lệnh 1} //Câu dạng thiếu if( [điều kiện] ) { Khối lệnh 1} else {Khối lệnh 2} //Câu dạng đủ
Nếu giá trị [điều kiện]
trả về true
thì Khối lệnh 1 được thực hiện. Nếu điều kiện trả về false
thì khối lệnh 2 sẽ được thực hiện ( hoặc không làm gì cả với câu if/else dạng thiếu).
Cùng xem ví dụ
public class Test { public static void main(String[] args){ int a = 5, b = 10; if(a>b) { System.out.println("a lon hon b"); } else { System.out.println("a be hon b"); } } }
a be hon b
Ngoài ra còn một dạng if/else nữa
if( [điều kiện 1] ) { khối lệnh 1} else if( [điều kiện 2] ) { khối lệnh 2} else if( [điều kiện 3] ) { khối lệnh 3} else { khối lệnh 4}
Câu lệnh dạng này thường dùng để xét một biểu thức nhiều giá trị
import java.util.Scanner; public class Test { public static void main(String[] args){ Scanner scanner = new Scanner(System.in); int a = scanner.nextInt(); if(a<18) System.out.println("Ban la tre em"); else if(a<65) System.out.println("Ban la nguoi truong thanh"); else System.out.println("Ban la nguoi gia"); } }
32 Ban la nguoi truong thanh
Câu lệnh Switch/case
Cấu trúc của câu lệnh
switch(bieu_thuc){ gia_tri case : //Cac lenh break; //tuy y case value : //Cac lenh break; //tuy y //Ban co the co so luong lenh case bat ky nao. default : //tuy y //Cac lenh }
Cùng xem qua một ví dụ nào
public class Test { public static void main(String[] args){ char a = 'B'; switch (a){ case 'A': System.out.println("Xuat sac!"); break; case 'B': System.out.println("Tot!"); break; case 'C': System.out.println("Kha!"); break; case 'D': System.out.println("Trung binh!"); break; default: System.out.println("Du lieu sai!"); } } }
Tot!
- Biến được sử dụng trong một lệnh switch chỉ có thể là byte, short, int hoặc char.
- Bạn có thể có nhiều lệnh case bên trong một lệnh switch. Mỗi case được theo sau bởi giá trị để được so sánh và một dấu hai chấm.
- Giá trị cho một case phải giống kiểu dữ liệu của biến trong switch và nó phải là hằng số.
- Khi gặp một lệnh break thì switch kết thúc, và luồng điều khiển nhảy tới dòng tiếp theo lệnh switch.
- Không phải mọi case đều cần một break. Nếu không có lệnh break xuất hiện, luồng điều khiển sẽ đi qua các case sau đó tới khi gặp một lệnh break.
- Một lệnh switch có thể có một case mặc định, mà phải xuất hiện ở cuối lệnh switch. Case mặc định này có thể được sử dụng để thực thi một tác vụ trong trường hợp không có case nào là true. Trong trường hợp này, chúng ta không cần lệnh break.
Cùng xem ví dụ sau
public class Test { public static void main(String[] args){ char a = 'B'; switch (a){ case 'A': System.out.println("Xuat sac!"); break; case 'B': System.out.println("Tot!"); //break; case 'C': System.out.println("Kha!"); //break; case 'D': System.out.println("Trung binh!"); break; default: System.out.println("Du lieu sai!"); } } }
Tot! Kha! Trung binh!
Sau khi chạy đến case 'B'
nó sẽ chạy thẳng đến case 'C'
và case'D'
sau khi gặp câu lệnh break;
khối lệnh case
mới kết thúc.
Bài học mình đến đây là kết thúc.
Để lại một bình luận