Câu lệnh switch case trong javascript cũng có chức năng tương tự như câu lệnh if else. Chúng đều là dạng lệnh Comparisons (so sánh). Sau khi xem qua bài viết này các bạn sẽ hiểu được câu lệnh switch case là gì ? Tại sao phải sử dụng ? Và sử dụng như thế nào ?
Câu lệnh switch case trong javascript:
Cú pháp:
switch (biến) { case n1 : // biến === n1{ // mã thực thi break; } case n2 : // biến === n2{ // mã thực thi break; } ... case nk : // biến === nk{ // mã thực thi break; } default : { // mã thực thi } }
- Trong đó biến có giá trị là số nguyên hoặc kí tự
- Các ni( i = 1, 2,… ,k ) là các giá trị của biến
- Mã thực thi là câu lệnh sẽ được thực thi nếu điều kiện đúng biến bằng ni
- Câu lệnh break có chức năng kết thúc câu lệnh khi mã được thực thi
- default có thế có hoặc không, khi kiểm tra tất cả các điều kiện nếu không thỏa nó sẽ thực thi mã trong default
Xem qua các ví dụ dưới đây nhìn cái hiểu luôn .
Ví dụ 1:
var x = 2 + 4; switch (x) { case 3:{ console.log( 'x bằng 3' ); break; } case 4:{ console.log( 'x bằng 4' ); break; } case 6:{ console.log( 'x bằng 6' ); break; } default:{ console.log( "Không bằng mấy số trong này" ); } } //Kết quả hiện thị chuỗi 'x bằng 6' trên màn hình console
Ví dụ 2:
var x = 'ohmygod'; switch(x){ case 1:{ console.log('Tất nhiên là k chạy vì x làm gì bằng 1'); } case 'ohmygod':{ console.log('đúng r dừng đi'); } case 2:{ console.log('no'); } default:{ console.log('no'); } // Kết quả hiển thị 3 chuỗi ' đúng r dừng đi ' 'no' và 'no'. Vì ở đây mình k sử dụng câu lệnh break
Chúng ta có thể thấy được tác dụng của câu lệnh break rồi nhé. Nếu không có break thì tất cả mã lệnh sẽ được thực thi, khi một kết quả trong case đúng. Trong một số trường hợp không dùng break cũng hay đấy 😀
Tại sao phải sử dụng switch case ?
Dùng if else dài quá thì dùng cái này cho đỡ mệt, như nhau cả mà.
Ví dụ 3:
// Dùng if else var x = 10; var y = (x % 2); if (y == 0){ console.log(" là số chẵn"); } else if (y == 1){ console.log(" là số lẽ"); } else{ console.log("Không phải số"); } // Dùng switch case var x = 10; var y = (x % 2); switch(y){ case 0:{ console.log(" là số chẵn"); break; } case 1:{ console.log(" là số lẻ"); break; } default:{ console.log("Không phải số"); }
Đấy dùng switch case cũng không nhanh hơn bao nhiêu đúng không :v, đùa thôi chẳng hạn như bạn phải xử lí một bài toán phải kiểm tra hàng trăm cái điều kiện thì phải làm sao :D. Tất nhiên là phải dùng switch case rồi.
Bây giờ thì các bạn đã hiểu và sử dụng được câu lệnh switch case rồi phải không ? Nó còn được gọi là cấu trúc tuyển chọn. Mình xin được kết thúc bài viết :3
Xem bài viết tiếp theo tại đây.
Để lại một bình luận