Hàm trong javascript là gì ? Tại sao phải sử dụng hàm ? Và sử dụng hàm như thế nào ? Vẫn là ba câu hỏi tuy cũ nhưng lại mới. Nếu các bạn đã trả lời được những câu hỏi này thì có thể chuyển qua những bài viết tiếp theo :D. Còn chưa thì chúng ta cùng đi vào bài viết nào.
Hàm trong javascript là gì ?
Hàm trong JavaScript là tập hợp các câu lệnh, hàm có thể có tên hoặc không (vô danh), và có thể được gọi từ bất kỳ đâu trong một chương trình JavaScript. Hàm có thể nhận vào các đối số, đây là những giá trị đầu vào được truyền vào hàm. Trong thân hàm, các đối số sẽ được thao tác và kết quả sẽ được trả về tại vị trí hàm được gọi thông qua giá trị trả về. Hàm là lựa chọn hoàn hảo khi đoạn mã lặp lại nhiều lần trong chương trình. Thay vì viết lại đoạn mã đó, bạn dùng hàm (có thể hiểu là một chương trình con bên trong chương trình) để thay thế.
Lan man quá, các bạn có thể hiểu đơn giản hàm là 1 chức năng và khi thích thì chúng ta gọi nó ra để dùng. Kiểu như phim chưởng của Tàu, trong phim nhân vật thường đọc tên chiêu thức mỗi khi tung chiêu ấy. Nhớ là chỉ khi đọc chiêu thì chiêu mới tung ra nhé, bằng với việc gọi thì mã lệnh trong hàm mới thực thi.
Cú pháp:
function tenHam() { // Viết mã cho hàm ở đây // Bao nhiêu câu lệnh tùy thích !!! }
Đối số của hàm:
Đối số truyền vào hàm được đặt trong cặp ngoặc đơn của định nghĩa hàm. Dưới đây là ví dụ về cách dùng đối số:
function myHam(doiSo1, doiSo2, …, doiSoN) {
}
Ví dụ tiếp theo có hai đối số:
function myHam(doiSo1, doiSo2) {
// Viết mã ở đây
}
Gọi hàm:
myHam(val1,val2);
Tại sao phải sử dụng hàm và cách sử dụng hàm:
Mình sẽ triển khai một ví dụ đơn giản thì bạn sẽ hiểu tại sao phải sử dụng hàm ngay luôn 😀
VD1: Tính tổng a và b với a, b bất kì.Hiển thị ra màn hình console của trình duyệt
function tong(a,b) { console.log(a+b); } tong(2,1); //gọi hàm hiện thị giá trị 2 + 1 ra màn hình console tong(999,999); //gọi hàm hiện thị giá trị 999 + 999 ra màn hình console
Ok con dê chỉ cần gọi hàm và truyền đối số vào là bạn có thể giải quyết bài toán trên. Thích nhập bao nhiêu cũng chiều , nếu không sử dụng hàm thì ngồi console.log() cũng hơi căng đấy. Khi làm những bài toán dài bạn sẽ thấy rõ hơn lợi ích của việc sử dụng hàm
Phạm vi của biến:
Biến mà bạn khai báo trong hàm thì nó tách biệt với phần còn lại. Bạn cứ tạm hiểu như vậy là được mình sẽ có bài viết riêng về phạm vi của biến.
var x = 20; function myHam() { var x = 10 ; console.log(x); } myHam(); //Hiện thị trên màn hình console giá tri 10 console.log(x); // Hiện thị trên màn hình console giá trị 20
Giá trị trả về từ khóa return:
Khi hàm kết thúc quá trình thực thi, nó có thể trả về giá trị cho nơi gọi hàm bằng cách sử dụng từ khóa return
function Ham(x){ var s = 0; return s = x * 4; } var kq = Ham(10); console.log(kq);
Khi ta sử dụng từ khóa return thì lúc này hàm như một biến ấy, nó sẽ chưa giá trị.
Một lưu ý nhỏ là khi return thì dù bạn viết 1 tỉ mã ở dưới nó vẫn không thực thi đâu nhé.
function MyFunction(){ var x = 1; return x; x = x + 1; console.log('ahihi do ngok'); } console.log(MyFunction()); // Hàm sẽ trả về giá trị của x
Vậy là các bạn đã nắm những kiến thức cơ bản về hàm, mình cần thêm một bài viết về hàm nữa để giải quyết nốt những vấn đề còn lại. Mình xin được dừng bài viết.
Xem bài viết tiếp theo tại đây
Để lại một bình luận