Khi code Javascript bạn cần tuân thủ một vài điều lặt vặt dưới đây :D. Có thể hiểu nó là quy tắc cú pháp hay ngữ pháp cũng được. Đáng lẽ ra thì mình nên viết bài viết này sớm hơn, cơ mà cũng không sao.
Phân biệt chữ hoa và chữ thường:
JavaScript phân biệt chữ hoa và chữ thường. Cần chú ý điều này khi đặt tên cho biến và sử dụng từ khóa của ngôn ngữ. Một biến được đặt tên là remote sẽ khác biến có tên là Remote hay REMOTE. Tương tự, từ khóa cho câu lệnh if là if,nhưng nếu viết thành IF hoặc If thì sẽ gây ra lỗi.Các từ khóa được viết bằng chữ thường, còn biến có thể kết hợp tùy ý cả chữ hoa và chữ thường.
Ví dụ: Các tên biến được liệt kê dưới đây đều là tên biến hợp lệ trong JavaScript.
var numberOne ;
var txt1;
var a;
var C;
Ký tự trắng:
Trong hầu hết trường hợp, JavaScript bỏ qua ký tự trắng nằm giữa các câu lệnh.Bạn có thể thêm ký tự trắng, lùi đầu dòng hoặc viết mã theo bất cứ quy ước mã nào để đoạn mã JavaScript rõ ràng và dễ đọc hơn.
Cái này về sau này mình sẽ làm nhiều bài tập, các bạn cứ làm giống mình dần cũng quen. Để code nhìn gọn đẹp hơn ấy mà.
Chú thích:
// Đây là một dòng chú thích. /* Đây là nhiều dòng chú thích ... bla bla ... bla bla .. */
Chú thích sẽ được đặt trong cặp dấu //
hoặc /* */
. Tại sao phải đặt chú thích dưới mỗi đoạn code , đó là một câu chuyện buồn :)). Một chàng trai đang code, crush của anh ta đi ngang qua. Anh ấy nhìn theo hình bóng cô ấy với ánh mắt đắm đuối. Một thoáng mất tập trung nhẹ, anh ấy nhận ra là phải hoàn thành project mà xếp giao. Anh quay trở lại nhìn vào màn hình của mình và không biết mình đã code cái gì nữa :D. Đây là một câu chuyện có thật nó xảy ra nhiều lắm rồi đấy :v. Chúng ta nên tạo thói quen đặt chú thích dưới mỗi đoạn code nhé.
Với những chú thích ngắn, chỉ dài một hoặc hai dòng, bạn sẽ thao tác nhanh hơn nếu sử dụng cách chú thích với hai dấu gạch chéo. Với những chú thích dài hơn, ví dụ những chú thích ở đầu chương trình hay đầu đoạn mã, cách chú thích nhiều dòng là lựa chọn tốt hơn vì nó giúp chúng ta có thể dễ dàng thêm hoặc xóa thông tin.
Dấu chấm phẩy:
Trong JavaScript, dấu chấm phẩy được sử dụng để phân tách các biểu thức. Về mặt kỹ thuật, dấu chấm phẩy là thích thì bỏ mà không thích thì thôi. Tuy nhiên, những vấn đề khó lường bạn gặp phải khi không sử dụng dấu chấm phẩy có thể gây ra những lỗi không đúng do đó làm tốn thời gian tìm và gỡ lỗi. Trong một số trường hợp, trình thông dịch JavaScript có thể tự động chèn thêm dấu chấm phẩy khi bạn không muốn.
Nhớ sử dụng dấu chấm phẩy sau mỗi dòng lệnh nhé. Tuy nhiên một số trường hợp không cần nha :
Sử dụng vòng lặp và các điều kiện:
if (a == 4); // ở đây k cần đặt { // mã thực thi } for(i = 0; i < 10; i++); // ở đây k cần đặt { // mã thực thi }
Đặt đoạn code JavaScript đúng vị trí:
Bạn có thể đặt mã JavaScript ở nhiều vị trí trong trang HTML: trong phần <head> </head>, hoặc giữa cặp thẻ <body> </body>.Vị trí phổ biến của đoạn mã JavaScript là ở giữa cặp thẻ <head> </head> ở gần đầu trang. Tuy
nhiên, cách đặt đoạn mã <script> trong phần <body> đang trở nên phổ biến hơn.
Trong những bài viết của mình, mình sẽ đặt các đoạn mã javascript trong phần body và để ở dưới cùng.
<!DOCTYPE html> <html> <head> </head> <body> <h1>Viet HTMl Tren nay</h1> <script type="text/javascript"> // Viet javascript duoi nay </script> </body> </html> </html>
Cái mà người ta hay bảo là phong cách lập trình là đây đấy :D, đây là một số điều lặt vặt mà chúng ta cần biết, mình xin được kết thúc bài viết ở đây.
Xem bài viết tiếp theo tại đây.
Để lại một bình luận