List trong Python là một trong những dạng dữ liệu được dùng thường xuyên nhất trong python. Hãy cùng mình đi tìm hiều về list và các thao tác cơ bản với list. Nếu các bạn chưa xem qua về các bài viết hay và bổ ích của bọn mình về python, có thể xem tại đây.
Khai báo list trong Python
List trong python là một dạng dữ liệu cho phép lưu trữ nhiều loại dữ liệu khác nhau và chúng ta có thể truy cập đến các phần tử của list thong qua vị trí của chúng. Các giá trị của list được phân tách bằng dấu phẩy và nằm trong dấu ngoặc vuông. Có thể coi list trong python như mảng tuần tự ở trong các ngôn ngữ khác.
# ví dụ về list lst1 = [1,2,3,4] lst2 = ['a','b','c','d']
Truy cập giá trị của list
Việc truy cập giá trị của list cũng giống như việc truy cập giá trị của chuỗi. Các phần tử được đánh số bắt đầu từ 0 theo chiều trái qua phải và từ -1 theo chiều từ phải qua trái.
>>> numbers = [9,8,7,5,4,2] >>> numbers[1] #in ra phần tử thứ 2 8 >>> numbers[5] #in ra phần tử thứ 6 2
Nếu bạn muốn lấy ra một list con từ list ban đầu, có thể dùng cú pháp sau:
<name list>[start:stop]
Ví dụ, lấy ra từ phàn tử thứ 2 đến phần tử thứ 6:
>>> numbers = [2,5,7,8,4,6,3] >>> numbers[2:6] #có thể làm như vậy [7, 8, 4, 6] >>> numbers[-5:-1] # hoắc cũng có thể làm như thế này [7, 8, 4, 6]
Làm việc với list trong python
không giống như chuỗi, các phần tử trong list có thể thay đổi giá trị
Sửa giá trị của list
>>> lst = [1,2,3,4,5,6,7] #tạo một list gồm 7 phần tử >>> lst[5]=10 #thay đổi giá trị của phần tử thứ 5 >>> lst[:] #in ra list sau khi đã cập nhật giá trị [1, 2, 3, 4, 5, 10, 7]
Thêm phần tử
Để thêm một phần tử cho list, ta có thể dùng hàm append() để thêm.
ví dụ:
>>> letters = ['a', 'b', 'c', 'd', 'e', 'f', 'g'] >>> letters.append('h') #thêm 'h' vào list >>> letters ['a', 'b', 'c', 'd', 'e', 'f', 'g', 'h']
Chèn phần tử
để chèn một phần tử vào vị trị nào đó có thể dùng hàm insert.
ví dụ, chèn ‘mùng 4’ vào trước vào vị trí thứ 3.
>>>ngay = ['mùng 1', 'mùng 2', 'mùng 3', 'mùng 5'] >>>ngay.insert(3, 'mùng 4') # chèn vào vị trí thứ 3 >>>print(ngay) ['mùng 1', 'mùng 2', 'mùng 3', 'mùng 4', 'mùng 5']
Xóa phần tử
hàm del(): xóa một hay nhiều phần tử trong list.
>>> letters = ['a', 'b', 'c', 'd', 'e', 'f', 'g'] >>> del letters[0:2] #xóa 3 phần tử đầu tiên >>> letters ['d', 'e', 'f', 'g'] >>> del letters #xóa toàn bộ mảng >>> letters []
hàm remove(): xóa một phần tử khi biết giá trị của nó .
ví dụ: xóa phần tử thứ 3
>>>ngay = ['mùng 1', 'mùng 2', 'mùng 3', 'mùng 5'] >>>ngay.remove('mùng 3') >>>print(ngay) ['mùng 1', 'mùng 2', 'mùng 5']
List lồng nhau
Như đã nói ở đầu bài thì list có thể có nhiều kiểu dữ liệu khác nhau nên ta cũng có thể cho list này vào một list khác.
>>> a=[1,2,3,4] >>> b=[6,7,8,9] >>> c=[a,b] #list c gồm 2 phần tử là list a và b >>> c[:] [[1, 2, 3, 4], [6, 7, 8, 9]]
Cứ như vậy, có thể lồng nhiều list vào nhau.
Đối với list lồng nhau như thế này thì chúng ta truy xuất đến các phần tử như bình thường, theo cấp từ ngoài vào trong.
>>> ngaysinh = [13,9,2000] >>> thongtin = ['nguyen duy hieu',ngaysinh] >>> ngay = thongtin[1] >>> ngay[0] 13 >>> ngay[1][0] # hoặc cũng có thể viết ngắn gọn lại như vậy 13
Một số hàm thường dùng khác
hàm len(): sẽ trả về độ dài của list
numbers = [1,2,3,4,5,6] print(len(numbers)) #return 6
hàm max(): trả về giá trị lớn nhất trong list
numbers = [1,2,3,4,5,6] print(max(numbers)) #return 6
hàm min(): trả về giá trị nhỏ nhất trong list.
numbers = [1,2,3,4,5,6] print(min(numbers)) #return 1
hàm reverse(): đảo ngược vị trí của các phần tử
numbers = [1,2,3,4,5,6] numbers.reverse() print(numbers) # return [6,5,4,3,2,1]
hàm index(): lấy vị trí của phần tử
animals = ['cat', 'dog', 'fish', 'cow', 'goat'] fish_index = animals.index('fish') print(fish_index) #return 2
hàm sum(): trả về tổng của các phần tử
numbers = [1,2,3,4,5,6] s = sum(numbers) print(s) #return 21
hàm sort(): sắp xếp list
vd: sắp xếp theo thứ tự tăng dần
numbers = [6,2,4,3,5,1] numbers.sort() print(numbers) #return [1, 2, 3, 4, 5, 6]
vd: Sắp xếp theo thứ tự dảm dần
values = [2, 10, 7, 14, 50] # To sort the values in descending order: values.sort(reverse = True) print(values) #return [50, 14, 10, 7, 2]
Hàm count()
Hàm này sẽ trả về số lần xuất hiện đối tượng trong list
lst = [1, 2, 3, 4, 5, 6, 1, 4, 5, 2] print(lst.count(1)) #return 2 print(lst.count(3)) #return 1
Bài viết về list của mình đến đây là kết thúc. Hi vọng bài viết của mình có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về list, các thao tác cơ bản với list.
Tham gia group FB của Lập Trình Không Khó để cùng anh em chúng tôi giao lưu và chia sẻ nhé!
Thân!!!
Để lại một bình luận