Bài viết hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn những kĩ thuật, phong cách lập trình lập tốt. Nếu còn thiếu sót gì thì các bạn có thể comment ở dưới bài viết nhé !
Mục đích của một phong cách lập trình tốt là làm cho chương trình trở nên dễ đọc đối với người viết và những người khác. Một style tốt là một phần thiết yếu của việc lập trình tốt. Viết một chương trình chạy đúng là chưa đủ bởi chương trình không chỉ để cho máy tính đọc mà còn để các lập trình viên khác đọc. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu những kĩ thuật, phong cách lập trình tốt.
Cách tổ chức chương trình
1. Mô-đun hóa chương trình của bạn.
Chương trình của bạn nên được tách thành nhiều mô-đun, mỗi mô-đun thực hiện một chức năng nhau độc lập. Điều này sẽ giúp bạn dễ bảo dưỡng chương trình hơn và cũng dễ đọc chương trình.
2. Định nghĩa và cài đặt các class
Định nghĩa và cài đặt của các lớp phải được chia thành nhiều file để ta có thể dễ dàng tái sử dụng. Định nghĩa các lớp được lưu trong các file header với mở rộng *.h. Cài đặt của các thành viên của lớp lưu trong file nguồn với mở rộng *.cpp.
3. File header
Mỗi file header của lớp nên sử dụng các định hướng #ifndef, #define, và #endif để đảm bảo mỗi file header chỉ được include 1 lần.
Ví dụ:
//counter.h #ifndef COUNTER_H #define COUNTER_H class Counter { //... }; // end Counter #endif // COUNTER_H
Các từ phía sau nên là tên file header viết hoa và sử dụng dấu gạch dưới “_” thay vì dấu chấm.
Các quy tắc đặt tên trong chương trình và chú thích
1. Quy tắc chú thích
Nên sử dụng // cho các chú thích, sử dụng /* */ để vô hiệu hóa một đoạn code phục vụ cho việc test và debug.
Nên có các chú thích trước các hàm, class, struct.. để mô tả chức năng, thuộc tính. Nhưng không nên lạm dụng các chú thích vì nó sẽ làm chương trình rối hơn.
2. Quy tắc đặt tên
Sử dụng các tên có ý nghĩa.Tên giàu tính mô tả cho các biến toàn cục và tên ngắn gọn cho các biến cục bộ.Tên có nghĩa sẽ giúp chúng chúng ta dễ đọc và debug hơn.
Thông thường, các tên i và j được dành cho các chỉ số, p và q dành cho các con trỏ, s dành cho các xâu.Người ta dùng các tên bắt đầu hoặc kết thúc bởi chữ “p” cho các biến con trỏ . Các tên bắt đầu bằng chữ hoa cho biến toàn cục (chẳng hạn Globals) và tất cả chữ cái hoa cho các hằng số (chẳng hạn CONSTANTS).
3. Quy tắc đặt tên biến và tên hàm
- Thường phải là các từ hoặc cụm từ. Ngoại lệ duy nhất: con đếm vòng for() đôi khi có thể chỉ cần dùng tên là 1 chữ cái chẳng hạn i
- Không viết tắt trừ các từ viết tắt thông dụng. (Ví dụ dùng tên convertToHtml thay vì convertToHTML)
- Đặt tên cho các namespace nên bằng chữ in thường toàn bộ.
- Tên biến là một danh từ bắt đầu bằng một ký tự in thường, các từ tiếp theo được bắt đầu bằng một ký tự in hoa. (Ví dụ: name, isBoll )
- Tên hàm thường thể hiện chức năng. (Ví dụ: getName(), setName() )
Các tiền tố thường được sử dụng: get/set, add/remove, create/destroy, start/stop, insert/delete, increment/decrement, old/new, begin/end, first/last, up/down, min/max, next/previous.
Như vậy mình đã hướng dẫn các bạn một phong cách lập trình tốt qua cách tổ chức chương trình và cách đặt tên trong chương trình.
Bài viết mình đến đây là kết thúc. Cám ơn các bạn đã theo dõi !
Để lại một bình luận