Trong bài này, bạn sẽ cũng Lập Trình Không Khó đi tìm hiểu và sử dụng các hàm có sẵn trong thư viện math.h – thư viện toán học của ngôn ngữ C/C++. Thông qua việc sử dụng các hàm này sẽ cho các bạn 1 cái nhìn nhất định về hàm trong ngôn ngữ lập trình, làm tiền đề để chúng ta tìm hiểu kiến thức hàm trong ngôn ngữ C. Bài viết này sẽ trình bày các hàm thường được sử dụng trong thư viện math.h và các tài liệu cần thiết để các bạn có thể tra cứu khi cần.
Video hướng dẫn sử dụng thư viện math.h
Video dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng các hàm phổ biến trong thư viện math.h và với mỗi hàm, sẽ có những ví dụ tương ứng để bạn hiểu và nắm được cách sử dụng.
Các hàm trong thư viện math.h
Sau đây là cú pháp và ví dụ của các hàm phổ biến trong thư viện toán học math.h, bạn nên lấy các ví dụ này để chạy thử. Hãy thử thay đổi code cũng như các tham số trong hàm để hiểu rõ hơn về hàm nhé.
Hàm lượng giác: sin, cos, tan, …
Dưới đây là cú pháp của hàm sin, các hàm khác có cú pháp và cách sử dụng tương tự.
double sin (double x); float sin (float x); long double sin (long double x);
Các hàm trên trả về sin của một góc x
, trong đó x
được tính bằng radian. Tham số hàm sin nhận vào có thể là các kiểu dữ liệu số. Giá trị trả về là số thực kiểu float
hoặc double
.
Ví dụ 1 chương trình tính sin
:
/* sin example */ #include <stdio.h> /* printf */ #include <math.h> /* sin */ #define PI 3.14159265 int main () { double param, result; param = 30.0; result = sin (param*PI/180); printf ("The sine of %f degrees is %f.n", param, result ); return 0; }
Kết quả chạy chương trình:
The sine of 30.000000 degrees is 0.500000.
Các hàm lượng giác còn lại, nếu bạn muốn xem chi tiết vui lòng tham khảo mục tài liệu số (1) ở cuối bài viết này.
Hàm exp() – Tính ex
Cú pháp:
double exp (double x); float exp (float x); long double exp (long double x);
Ví dụ:
/* exp example */ #include <stdio.h> /* printf */ #include <math.h> /* exp */ int main () { double param, result; param = 5.0; result = exp (param); printf ("e^%f = %f.n", param, result ); return 0; }
Kết quả:
e^5.000000 = 148.413159.
Hàm logarit – log()
Cú pháp:
double log (double x); float log (float x); long double log (long double x);
Ví dụ:
/* log example */ #include <stdio.h> /* printf */ #include <math.h> /* log */ int main () { double param, result; param = 5.5; result = log (param); printf ("log(%f) = %fn", param, result ); return 0; }
Kết quả:
log(5.500000) = 1.704748
Hàm pow() – Tính lũy thừa ab
Cú pháp:
double pow (double base , double exponent); float pow (float base , float exponent); long double pow (long double base, long double exponent);
Ví dụ:
/* pow example */ #include <stdio.h> /* printf */ #include <math.h> /* pow */ int main () { printf ("7 ^ 3 = %fn", pow (7.0, 3.0) ); printf ("4.73 ^ 12 = %fn", pow (4.73, 12.0) ); printf ("32.01 ^ 1.54 = %fn", pow (32.01, 1.54) ); return 0; }
Kết quả:
7 ^ 3 = 343.000000 4.73 ^ 12 = 125410439.217423 32.01 ^ 1.54 = 208.036691
Hàm sqrt()
– Tính căn bậc 2
Cú pháp:
double sqrt (double x); float sqrt (float x); long double sqrt (long double x);
Ví dụ:
/* sqrt example */ #include <stdio.h> /* printf */ #include <math.h> /* sqrt */ int main () { double param, result; param = 1024.0; result = sqrt (param); printf ("sqrt(%f) = %fn", param, result ); return 0; }
Kết quả:
sqrt(1024.000000) = 32.000000
Lưu ý: Bạn có thể truyền số nguyên vào hàm nhé.
Hàm abs()
và fabs()
– Tìm trị tuyệt đối
Hàm abs()
thương được dùng để tìm trị tuyệt đối của số nguyên, còn hàm fabs()
để tìm trị tuyệt đối của số thực.
Lưu ý: Hai hàm này có sự khác biệt một chút trong C++, tuy nhiên chúng ta đang học C nên mình không nhắc tới.
Ví dụ:
#include <stdio.h> #include <math.h> int main () { printf ("nThe absolute value of 3.1416 is %fn", fabs (3.1416) ); printf ("nThe absolute value of -10.6 is %fn", fabs (-10.6) ); printf ("nThe absolute value of 3 is %dn", abs (3) ); printf ("nThe absolute value of -10 is %dn", abs (-10) ); return 0; }
Kết quả chạy:
The absolute value of 3.1416 is 3.141600 The absolute value of -10.6 is 10.600000 The absolute value of 3 is 3 The absolute value of -10 is 10
Trả lời