Toán tử trong Javascript là gì ? Chúng ta hãy tạo thói quen, đặt ra những câu hỏi khi giải quyết một vấn đề nào đó. Những câu hỏi đó, từng bước giúp ta giải quyết nhanh chóng cái vấn đề ấy . Nó là gì nhỉ ? Đây là câu đầu tiên chúng ta phải đặt ra.
Sau khi xem qua bài viết này mình chắc chắn các bạn sẽ hiểu về toán tử trong Javascript và sử dụng nó một cách easy thôi 😀
Toán tử trong Javascript là gì ?
1.Toán tử số học:
Chẳng cần phức tạp hóa vấn đề chi cho mệt :D, toán tử số học trong Javascript chính là các phép tính số học bình thường
Tên toán tử | Kí hiệu |
Cộng | + |
Trừ | – |
Nhân | * |
Chia | / |
Chia lấy dư | % |
Gán | = |
Nó chính là những phép tính mà bạn được học trong chương trình toán tiểu học ấy :3. Chúng ta cùng test thử nha.
//VD1: Toán tử + var x = 4; var y = 1; var z = x + y; console.log(z); //Hiện thị ra màn hình console của trình duyệt kết quả phép tính x + y. // Các bạn làm tương tự với toán tử - * / nha. Không có gì đặc biệt cả, nó rất chi là bình thường.
//VD2: Toán tử % var x = 4; var y = 3; var z = x % y; console.log(z); //Hiện thị ra màn hinh console của trình duyệt kết quả phép tính x % y. Kết quả = 1 var z = y % z; //Kết quả trả về của phép tính này là z = 3 vì 3 : 4 = 0 dư 3 // Thay đổi giá trị biến x và y nhiều lần để hiểu rõ hơn về toán tử này.
Trong vd2, mình đã sử dụng toán tử chia lấy dư kí hiệu của nó là % , đây là một toán tử được sử dụng rất nhiều trong các bài toán sau này. Chẳng hạn như bài toán tách chữ số cuối cùng của số 1004, ở bài tập này mình chỉ cần thực hiện phép toán lấy 1004 % 1000 là ok thôi.
2.Toán tử nối chuỗi:
Toán từ này nó chính là toán tử + thôi nhưng ở đây, thay vì cộng các số thì nó lại cộng các chuỗi lại với nhau. Mình sẽ đi vào ví dụ luôn để các bạn dễ hình dung.
var x = 3; var y = "ngay truoc"; console.log(x + y + "troi dep vai"); // Hiện thị ra màn hình console của trình duyệt chuỗi " 3 ngay truoc troi dep vai " var z = "2"; console.log(x+z); // Hiện thị ra màn hình console của trình duyệt chuỗi "32";
3.Toán tử so sánh:
Tên toán tử | Kí hiệu |
Bằng | == |
Bằng(chính xác tuyệt đối) | === |
Khác | != |
Khác(Khác tuyệt đối) | !== |
Lớn hơn | > |
Bé hơn | < |
Lớn hơn hoặc bằng | >= |
Bé hơn hoặc bằng | <= |
Vào thực chiến luôn cho dễ hiểu.
var x = 2; var y = 3; var z = "abc"; var m = "3"; console.log(x == y) // Kết quả trả về là false, vì x làm gì bằng y console.log(x+1 == y) // Kết quả trả về là true, vì x+1 sẽ bằng y console.log(x == m) // Kết quả trả về là true, toán tử == sẽ không so sánh kiểu dữ liệu console.log(x === m) // Kết quả trả về là false, toán tử === so sánh luôn cả kiểu dữ liệu console.log(x != y) // Kết quả trả về là true , vì x khác y console.log(x > y) // Kết quả trả về là false, vì x bé hơn y console.log(x < z) // Kết quả trả về là true, vì số kí tự của z lớn hơn x //Làm tương tử với các toán tử còn lại và kiểm tra kết quả
4.Toán tử logic:
Tên toán tử | Kí hiệu |
Hoặc | || |
Và | && |
Not | ! |
Các toán tử logic này thường được sử dụng trong cấu trúc điều kiện trong Javascript . Chúng ta sẽ tìm hiểu về nó sau nhé. Cũng đơn giản thôi mà :v
5. Toán tử bitwise:
Các toán tử bitwise xử lý các đối số dưới dạng số nguyên 32 bit và làm việc trên mức đại diện nhị phân của chúng.
Mình sẽ không trình bày loại toán tử này bởi vì gần như chúng ta không sử dụng đến nó. Kiểu như biết cũng được mà không biết cũng chả sao ấy.
Tại sao lại phải sử dụng toán tử ?
Vì mình thích thì mình dùng thôi hihi. Không chỉ thích thôi là dùng, để giải được cái bài tập lập trình chúng ta bắt buộc phải sử dụng các toán tử. Nhớ là bắt buộc chứ không phải là bạn có thích nó hay không. Qua đó chúng ta có thấy được cái tầm của toán tử trong Javascript, và trong tất cả các ngôn ngữ lập trình. Đã lập trình là phải sử dụng toán tử.
Mình sẽ không yêu cầu các bạn phải giải nhiều bài tập , vì mình đã chuẩn bị sẵn cho các bài tập tạo hiệu ứng bằng Javascript sau loạt bài viết về kiến thức cơ bản này. Tuy nhiên sau khi đọc qua các bài viết mình đã viết, mình nghĩ các bạn nên sử dụng các kiến thức đã có để làm một số bài toán đơn giản như là tính chu vi diện tích tam giác , hình chữ nhật , hình vuông ,… Nên vậy, phải làm những cái cơ bản để quen tay.
Mình xin dừng bài viết này tại đây 😀 See you again :v
Xem bài viết tiếp theo tại đây
Để lại một bình luận