Vòng lặp For trong Javascript là gì ? Tại sao phải sử dụng nó ? Và sử dụng như thế nào ? Như những bài viết trước mình sẽ cố gắng trình bày một cách gọn nhất để các bạn có thể hiểu và sử dụng được vòng lặp for 😀
Vòng lặp For trong Javascript là gì ? Tại sao phải sử dụng nó ? Và sử dụng như thế nào ?
Vòng lặp for được sử dụng để thực thi một đoạn mã lặp lại một số lần nhất định. Kiểu như bạn muốn thông báo ra màn hình 100 lần chuỗi ‘toi dep zai’ thay vì bạn gõ 100 lần alert(‘toi dep zai’). Bạn chỉ cần viết 2 dòng lệnh là được rồi.
for(var i = 0 ; i < 100; i++) { alert('Toi dep zai'); }
Ở ví dụ trên bạn phải click 100 lần ok thì trình duyệt mới ngừng thông báo ‘ Toi dep zai’ :v. Bạn có thể thử đếm để kiểm chứng.
Cấu trúc :
for(câu lệnh 1; điều kiện ; câu lệnh 3) { // câu lệnh 2 }
- Câu lệnh 1 thực hiện
- Điều kiện được kiểm tra
- Câu lệnh 2 được thực hiện nếu điều kiện đúng
- Thực hiện câu lệnh 3 và quay lại bước 2
- Câu lệnh kết thúc khi điều kiện sai
Một vài ví dụ:
Đi vào thực chiến để nắm lấy nó:
//VD1: for(i = 0; i < 10; i++) { console.log('Hello') } //Hiển thị trên màn hình console 10 chuỗi 'Hello'
Phân tích VD1:
- Câu lênh 1 thực hiện gán giá trị i = 0
- Kiểm tra điều kiện i < 10 không ?
- Câu lệnh 2 được thực hiện khi i < 10
- Thực hiện câu lệnh 3 i++ quay lại bước 2
- Câu lệnh sẽ kết thúc khi i = 10
//VD2: Tính tổng số 12345 // input:12345 output: 1+2+3+4+5 var x = 12345; var y = 0; // gán giá trị ban đầu cho y = 0 có thể không gán var s = 0; // gán giá trị ban đầu cho s = 0 có thể không gán for(; x != 0;) { y = y % 10; // tách số cuối bằng toán tử chia dư ( 12345 % 10 = 5) s += y ; // cộng số đã tách vào s x = parseInt(x/10); // chia x cho 10 và ép về kiểu nguyên ( parseInt(12345/10) = 1234 ) } alert(x);//Thông báo kết quả của x
Phân tích VD2:
Trong ví dụ này ngoài việc sử dụng vòng lặp for chúng ta còn sử dụng toán tử chia dư, mình rất thích toán tử này :D. Mình còn sử dụng hàm parseInt() để trả một số bất kì về một số nguyên, các bạn tạm hiểu cái hàm này nó sẽ biến một số về số nguyên (123.4 = 123) là Ok . Mình sẽ giới thiệu về nó ở những bài viết sau.
- Câu lệnh 1 không thực hiện vì không có gì :v
- Kiểm tra điều kiện x khác 0 ?
- Thực hiện các lệnh trong câu lệnh 2
- Câu lệnh 3 không thực hiện vì không có gì :v quay lại bước 2
- Câu lệnh sẽ kết thúc khi x = 0
Một lưu ý nhỏ:
Ở câu lệnh 1 , điều kiện , câu lệnh 2 , câu lệnh 3 bạn có thể không viết mã tuy nhiên vẫn phải đặt dấu chấm phẩy như dưới đây.Thường thì phải có điều kiện cho nó dừng nếu không nó sẽ đi mãi không về
for( ; ; ) { }
Vậy là chúng ta đã đã biết vòng lặp for là gì ? lí do phải sử dụng và cách sử dụng rồi phải không. Chỉ cần biết sử dụng vòng lặp này trong mỗi bài toán, bạn đã có thể tung hoành ngang dọc với lập trình rồi đấy chứ không riêng gì javascript. Mình xin được kết thúc bài viết .
Xem bài viết tiếp theo tại đây
Để lại một bình luận