Xin chào các bạn độc giả của Lập trình không khó,bài học câu điều kiện if else trong python này sẽ là bài đầu tiên trong loạt bài về cấu trúc điều kiện trong python.
IF ELSE trong Python là gì
Cấu trúc if else là một trong những cấu trúc được sử dụng phổ biến nhất trong lập trình, bất kể ngôn ngữ nào cũng có. Dùng để kiểm tra điều kiện và sẽ làm gì đó khi điều kiện là đúng hoặc sai. Vậy cấu trúc if else trong python có gì khác so với các ngôn ngữ khác hay không, và cách sử dụng chúng như thế nào. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
Luồng xử lý
Trong cuộc sống thực tế, chúng ta thường có các trường hợp để xử lí vấn đề thì với các ngôn ngữ lập trình cũng có những cấu trúc để thực hiện các trường hợp đó.
Nói đơn giản thì là: đúng thì thực hiện cái này, sai thì thực hiện cái kia. Ở đây, các câu lệnh điều kiện sẽ trả về True nếu đúng, và False nếu sai.
Câu điều kiện if
Trong câu lệnh if, nếu điều kiện đúng thì sẽ thực hiện đoạn mã trong if
Cấu trúc:
if(điều kiện): #các câu lệnh sẽ thực hiện nếu điều kiện đúng
Ví dụ:
if(3 < 4): print("3 nhỏ hơn 4")
Vì rõ ràng là 3 <4 nên câu lệnh trong if
sẽ trả về True
được thực hiện. Nhưng nếu điều kiện trả về là False
thì sẽ như thế nào, lúc này với câu điều kiện if else
đầy đủ sẽ giải quyết được vấn đề này.
Câu điều kiện if else trong python
Câu lệnh if else
sẽ thực hiện đoạn mã trong if
nếu điều kiện đúng, còn nếu sai thì sẽ thực hiện đoạn mã trong else
.
Cấu trúc:
if(điều kiện): #đoạn code cần thực hiện nếu điều kiện đúng else: #đoạn code sẽ thực hiện nếu điều kiện sai
ví dụ:
x = 1 y = 2 if x > y: print("x lớn hơn y") else: print("x nhỏ hơn y")
Vì 1 < 2 nên điều kiện trong if sẽ trả về False
, lúc này đoạn code trong else
sẽ được thực hiện
kết quả:
x nhỏ hơn y
Cấu trúc if..elif…else
Cấu trúc:
if(điều kiện 1): #code(1) elif (điều kiện 2): #code(2) ... ... ... else: #code(n)
Ví dụ minh họa:
#chương trình nhập vào 2 số a, b #so sanh hai số vừa nhập và in ra màn hình b = int(input("nhập vào số thứ nhất: ")) a = int(input("nhập vào số thứ hai: ")) if a > b: print(f'{a} lớn hơn {b}') elif a < b: print(f'{a} nhỏ hơn {b}') else: print(f'{a} bằng {b}')
Hàm input
là hàm nhập, vì dữ liệu khi nhập vào sẽ thuộc kiểu string
nên ta dùng hàm int()
để chuyển chúng qua kiểu int
Cấu trúc if else lồng nhau
Cấu trúc if else lồng nhau chính là việc bạn sử dụng một cấu trúc if else khác trong thân của một cấu trúc if else đã có.
Xem ví dụ code sau đây để hiểu rõ hơn.
#chương trình nhập vào 2 số a, b #so sánh hai số vừa nhập và in ra màn hình b = int(input("nhập vào số thứ nhất: ")) a = int(input("nhập vào số thứ hai: ")) if a > b: print(f'{a} lớn hơn {b}') else: if a < b: print(f'{a} nhỏ hơn {b}') else: print(f'{a} bằng {b}')
kết quả khi chạy
nhập vào số thứ hai: 6 nhập vào số thứ hai: 3 3 nhỏ hơn 6
Bài học về câu điều kiện if else của Lập trình không khó đến đây là kết thúc.
Hẹn các bạn vào các bài học sau!!!
Hãy tham gia group lập trình không khó để cùng thảo luận về các vấn đề về lập trình.
Để lại một bình luận