Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu các bạn cách tạo một biến, cách dùng các biến cho hợp lý trong các trường hợp khác nhau. Hiểu về phạm vi hoạt động của các biến, cách khởi tạo một biến.
Cách khởi tạo một biến
[kiểu dữ liệu] [tên biến] ; [kiểu dữ liệu] [tên biến] = [giá trị] ;
Sau đây là một ví dụ
int a; int b=5;
Bạn có thể khởi tạo biến bằng một trong hai cách trên. Lưu ý là bạn phải khởi tạo biến trước rồi mới có thể thao tác với biến được.
Các loại biến trong java
Biến local (hay còn gọi là biến cục bộ)
- Đây là loại biến được khai báo bên trong một phương thức, các hàm tạo hoặc một khối.
- Chỉ được sử dụng bên trong phương thức hoặc khối tạo ra nó. Sẽ bị hủy khi kết thúc phương thức hoặc khối lệnh.
- Không có giá trị mặc định khi vừa khởi tạo.
Cùng xét qua các ví dụ
public class Test { public void intTuoi(){ int tuoi=15;//Biến cục bộ trong phương thức intTuoi() System.out.println(tuoi); } public static void main(String[] args){ int nam_sinh = 1990; if (nam_sinh >0){ int tuoi =2018-nam_sinh;// Biến cục bộ trong khối lệnh if System.out.println(tuoi); } } }
28
Các bạn lưu ý
public static void main(String[] args){ int nam_sinh = 1990; if (nam_sinh >0){ int tuoi =2018-nam_sinh;// Biến cục bộ trong khối lệnh if } System.out.println(tuoi); } }
Nếu viết như thế này là sai vì biến tuoi
được khai báo trong khối lệnh if { }
nên chỉ có thể dùng trong khối lệnh đó mà thôi.
Biến instance
- Là các biến được khai báo trong một lớp nhưng không nằm trong bất kì một phương thức, một hàm tạo hay khối lệnh nào cả.
- Các biến khi khởi tạo nếu không gán giá trị thì nó sẽ có giá trị mặc định.Đối với kiểu số thì mặc định là
0
, đối với kiểuboolean
mặc định làfalse
, đối với kiểu trả về đối tượng thì sẽ trả vềnull
. - Các biến này có thể được sử dụng trong bất kì phương thức, hàm tạo,hay khối lệnh nào thuộc lớp chứa nó.
Sau đây là một ví dụ
public class Test { int tuoi; //Biến instance public static void intTuoi(){ int tuoi = 15;//Biến cục bộ System.out.println(tuoi); } public static void main(String[] args){ intTuoi(); } }
15
Biến static
- Cũng giống như biến
instance
biếnstatic
được khai báo bên trong lớp. Nhưng lại không nằm trong bất kì một phương thức, một hàm tạo hay khối lệnh nào cả. - Các biến khi khởi tạo nếu không gán giá trị thì nó sẽ có giá trị mặc định.Đối với kiểu số thì mặc định là
0
, đối với kiểuboolean
mặc định làfalse
, đối với kiểu trả về đối tượng thì sẽ trả vềnull
. - Các biến này có thể được sử dụng trong bất kì phương thức, hàm tạo,hay khối lệnh nào thuộc lớp chứa nó.
- Các biến
static
được tạo khi chương trình chạy và chỉ bị hủy khi chương trình dừng. - Thường dùng biến
static
để khai báo các biến hằng. - Được khai báo với từ khóa
static
. - Nếu biến static cùng tên với biến cục bộ thì phương thức, hàm tạo hay khối lệnh sẽ ưu tiên sử dụng biến cục bộ trước.
public class Test { public static int tuoi; //Biến static public static void intTuoi(){ int tuoi = 15;//Biến cục bộ System.out.println(tuoi); } public static void main(String[] args){ intTuoi(); } }
15
public class Test { public static int tuoi; //Biến static public static void main(String[] args){ System.out.println(tuoi); } }
0
Có thể thấy mặc dù không khai báo trong hàm main nhưng System.out.printfln(tuoi);
vẫn in ra 0
là giá trị mặc định của biến tuoi
.
Bài học đến đây là kết thúc. Ở bài sau mình sẽ giới thiệu cho các bạn các phép toán trong java.
Để lại một bình luận