Ở bài trước mình đã giới thiệu cho các bạn cách viết chương trình java đầu tiên, các bạn có thể xem lại tại đây.
Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ và sử dụng các kiểu dữ liệu trong java.
Các kiểu dữ liệu trong java và một số giá trị mặc định
Các kiểu dữ liệu nguyên trong java
Bao gồm byte, short, int, long dùng để lưu trữ và tính toán các số nguyên, bao gồm các số nguyên có giá trị âm, các số nguyên có giá trị dương và số 0.
Các bạn có thể khởi tạo biến theo cách sau:
[kiểu dữ liệu] [tên biến 1], [tên biến 2], ...;
Hoặc vừa khởi tạo vừa gán giá trị cho nó luôn:
[kiểu dữ liệu] [tên biến 1]=[giá trị 1], [tên biến 2]=[giá trị 2], ...;
Sau đây là một ví dụ:
public class Test { public static void main(String[] args){ int a; int b=5; System.out.print(b); }
Sau khi chạy chương trình
5
Bây giờ các bạn muốn in giá trị của a ra:
public class Test { public static void main(String[] args){ int a; int b=5; System.out.print(a); System.out.print(b); }
Trình biên dịch sẽ báo lỗi, vì bạn chỉ mới khai báo biến a nhưng chưa gán giá trị cho nó.Cùng xét thêm ví dụ:
public class Test { static int a; public static void main(String[] args){ int b=5; System.out.println(a); System.out.println(b); } }
0 5
Vì sao a chưa gán giá trị nhưng vẫn in ra màn hình bằng 0 ? Vì ở đây là mình khai báo a là biến toàn cục nên nó có giá mặc định là 0.Các bạn có thể xem lại bảng ở đầu bài để biết giá trị mặc định của một số kiểu dữ liệu. Còn vì sao phía trước a là static thì bài sau mình sẽ nói rõ hơn.
Các kiểu dữ liệu thực
Bao gồm float và double dùng để lưu trữ và tính toán các số thực, chính là các số có dấu chấm động.
public class Test { public static void main(String[] args){ float a=1.1f; double b=2.2; System.out.println(a); System.out.println(b); } }
1.1 2.2
Sở dĩ với kiểu float ở trên phải để chữ f vào cuối khai báo a=1.1f; là vì chúng ta phải nhấn mạnh cho hệ thống biết rằng chúng ta đang xài kiểu float chứ không phải kiểu double, nếu bạn không để thêm f vào cuối giá trị thì hệ thống sẽ báo lỗi. Tương tự bạn cũng có thể khai báo b=2.2d; nhưng vì hệ thống đã hiểu đây là số double rồi nên bạn không có chữ d trong trường hợp này cũng không sao.
Kiểu char
Kiểu char dùng để khai báo và chứa dựng một kí tự.Bạn có thể gán một kí tự này trong dấu ‘ ‘ cùng xem ví dụ
char a='a';
Những kiểu khai báo sai
char a="a"; char a=b; char a='abc';
Dấu nháy kép ” ” dùng để khai báo chuỗi, bên trong dấu nháy đơn ‘ ‘ cũng chỉ chứa 1 kí tự thôi.
Khác với C/C++ Java dùng bảng mã Unicode. Mã Unicode bắt đầu bằng ‘u0000’ và kết thúc bằng ‘uffff’.Ký hiệu u cho biết bạn đang dùng với mã Unicode chứ không phải ký tự bình thường.
Kiểu booleaan
Kiểu boolean trong java chỉ dùng để biểu diễn true hoặc false mà thôi. Kiểu boolean thường được dùng để kiểm tra điều kiện.
boolean a= true; boolean b= false;
Nếu bạn khai báo như này là sai
boolean a=1;
Kiểu hằng
Hằng cũng như biến nhưng một khi đã khởi tạo giá trị rồi thì giá trị đó sẽ không đổi trong suốt chương trình, nếu bạn cố gắng thay đổi nó thì bạn sẽ nhận được thông báo lỗi.Hằng được khai báo bằng từ khóa final.
final float pi=3.14f;
Từ khóa final được đặt trước kiểu dữ liệu.
Như vậy trong bài viết này mình đã giới thiệu cho các bạn biết về các kiểu dữ liệu trong java.Ở bài sau mình sẽ giới thiệu cho các bạn các biến trong java.
Bài viết mình đến đây là kết thúc.
Thân !
Để lại một bình luận