Có rất nhiều anh chị hỏi mình về cách tạo website bán hàng như thế nào? Rồi nhiều anh chị muốn thuê dịch vụ code trang web bán hàng nhưng lại ngán ngẩm do chi phí quá lớn. Vậy thì làm sao để vẫn có website bán hàng sịn xò (thân thiện, giao diện đẹp, dễ quản lý…) mà lại không tốn nhiều chi phí?
Để trả lời cho vấn đề trên, Lập Trình Không Khó xin dành riêng 1 bài viết này để chia sẻ tới anh chị một giải pháp hiệu quả đang được nhiều doanh nghiệp đón nhận. Tại sao ư? Bởi mục đích sinh ra của giải pháp này là để giải quyết nhu cầu: “Tạo website bán hàng nhanh chóng, chi phí thấp mà vẫn đáp ứng đẩy đủ các yêu cầu mà 1 website bán hàng phải có“.
Các bước tạo website bán hàng
Rất nhiều anh chị muốn tạo cho mình 1 website riêng nhưng lại không hiểu rõ quá trình tạo website cần trải qua những bước nào. Mình cần phải chi trả cho những dịch vụ nào? Những lưu ý nào khi tạo 1 website mà chúng ta cần quan tâm? Do vậy, phần đầu tiên của bài viết này mình sẽ cùng anh chị đi làm rõ quy trình để tạo ra 1 trang web nhé.
Mình sẽ chia ra làm 2 giai đoạn, giai đoạn trước khi có website chạy thực tế và giai đoạn trong khi website đang hoạt động. Còn sau khi website ngừng hoạt động thì không có nha.
Trước khi website hoạt động
Để có 1 website hoạt động, anh chị cần quan tâm tới 3 yếu tố sau đây:
1. Mã nguồn trang website
Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới việc tạo 1 website bán hàng. Mã nguồn trang web là yếu tố trả lời cho các câu hỏi:
- Website sẽ hiển thị như thế nào,
- Có các chức năng gì,
- Có tốc độ nhanh hay chậm (chủ yếu, ngoài ra #2 cũng đóng góp vào yếu tố này),
- Có dễ sử dụng & quản lý không,
- Có thân thiện trên điện thoại không,
- Hỗ trợ SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, ex: Google, Cốc Cốc,…) có tốt không?
Trên đây cũng là các yếu tố mà anh chị cần quan tâm khi muốn thiết kế một website để đáp ứng nhu cầu của mình. Và nếu anh chị thuê 1 bên thứ 3 đảm nhận phần này, có thể anh chị sẽ cần 1 người có am hiểu để giúp anh chị đảm bảo dịch vụ mà anh chị thuê là đáp ứng được các yêu cầu của mình.
Mức giá tham khảo: Từ 5 triệu (trở lên) nếu dùng mã nguồn mở, nếu thiết kế từ đầu thì cao hơn nhiều.
Bởi vậy, nếu anh chị mong muốn 1 trang web hoàn hảo ở tất cả các câu hỏi trên thì đừng hỏi tại sao chi phí nó không rẻ! Nhưng đừng lo, bởi vì các doanh nghiệp họ sẽ tự tìm cách tối ưu để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Và giải pháp đó mình sẽ trình bày ở phần tiếp theo.
2. Dịch vụ lưu trữ (hosting/VPS)
Mã nguồn website cần một nơi để lưu trữ được gọi là hosting hoặc VPS. Các dịch vụ lưu trữ này sẽ cho chúng ta một địa chỉ IP public để mọi người đều có thể truy cập tới. Tùy vào mã nguồn (ngôn ngữ lập trình), lưu lượng truy cập, mức sử dụng bộ nhớ mà chúng ta sẽ đăng ký gói dịch vụ cho phù hợp.
Khi lựa chọn nhà cung cấp hosting/VPS. Anh chị cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Đã được nhiều khách hàng sử dụng.
- Vị trí đặt máy chủ nên được đặt gần với khách hàng của mình.
- TTFB (thời gian phản hồi của máy chủ) đủ nhanh
- Có chức năng tự động năng sao lưu dữ liệu định kỳ.
Mức giá tham khảo: Từ 50 – 100k/tháng (trở lên) với website dùng PHP, sử dụng dịch vụ hosting, mức truy cập dưới 2000 người dùng / ngày.
3. Tên miền (domain)
Tên miền là không bắt buộc phải có bởi vì chúng ta có thể sử dụng IP public để truy cập. Tuy nhiên, sử dụng tên miền thay vì dùng địa chỉ IP public trong khi tạo website bán hàng sẽ giúp chúng ta:
- Dễ nhớ hơn nhiều so với địa chỉ IP (các con số, ex: 172.103.67.49)
- Tên miền thể hiện được tên thương hiệu
Tên miền có mức giá không quá đắt, các nhà cung cấp là các đơn vị trung gian phân phối tên miền nên thường có mức giá khá giống nhau. Một số lưu ý khi đăng ký tên miền:
- Có độ dài càng ngắn càng tốt, dễ nhớ
- Gắn liền với thương hiệu của chủ doanh nghiệp
- Tên miền quốc gia đuôi .vn chỉ có thể mua từ nhà cung cấp Việt Nam
Mức giá tham khảo: Từ 200 – 800k/năm đối với các đuôi tên miền phổ biến như .com, .net, .vn, .com.vn, …
Trong khi website hoạt động
Trong khi website đang hoạt động, anh chị cần lưu ý một số vấn đề lớn sau đây:
- Ảnh đăng lên website cần được nén trước khi đăng để tối ưu tốc độ trang web,
- Kiểm tra chức năng sao lưu dữ liệu định kỳ, đảm bảo chức năng sao lưu hoạt động tốt và có thể khôi phục lại website từ bản sao lưu đó
- Kiểm tra tốc độ website thường xuyên với Google PageSpeed để xem website nhanh hay chậm. Thường khi thêm nhiều ảnh, bài viết,… sẽ làm website chậm đi nên ta cần tối ưu
- Kiểm tra máy chủ có bị sập hay không, có thể do tăng lượng truy cập hoặc máy chủ có sự cố khiến người dùng không vào được trang web.
- Nên đăng bài viết (tin tức) thường xuyên liên quan tới lĩnh vực anh chị đang kinh doanh để website có cập nhật, người dùng có thêm tương tác với web.
Giải pháp cho cách tạo website bán hàng
Với việc nắm rõ các bước của quá trình xây dựng 1 website đã nêu trên. Hi vọng anh chị có thêm cơ sở để lựa chọn được các dịch vụ đúng với nhu cầu thực tế. Phần giải pháp cho cách tạo website bán hàng này, mình sẽ đề xuất 1 giải pháp tối ưu cho vấn đề đã nêu ở đầu bài viết.
Nhưng trước tiên, hãy cùng xem xét qua từng giải pháp khác nhau để thấy được ưu điểm, nhược điểm của từng giải pháp. Qua đó sẽ giúp anh chị nhận thấy được giải pháp nào là tốt nhất cho vấn đề anh chị đang gặp phải!
Tổng quan các giải pháp
Xây dựng 1 website thương mại điện tử từ A đến Z
Tự xây dựng website từ đầu, không sử dụng bất kỳ mã nguồn mở nào.
- Ưu điểm:
- Được chủ động toàn quyền thay đổi (thêm, sửa,…) các chức năng, giao diện … mà không phụ thuộc vào bất cứ ai
- Mã nguồn tối ưu, chỉ bao gồm những gì mình cần & phục vụ mục đích của mình
- Phù hợp với các doanh nghiệp lớn, có đội ngũ IT mạnh
- Nhược điểm:
- Chi phí cực kỳ tốn kém
Tạo website bán hàng sử dụng mã nguồn mở
Giải pháp tiết kiệm chi phí hơn nhưng vẫn cho phép chủ động trong việc sửa đổi mã nguồn, chức năng của website.
- Ưu điểm:
- Dành cho người có hiểu biết một chút về lập trình
- Chi phí rẻ hơn do sử dụng mã nguồn mở, chỉ cần tùy chỉnh thêm các chức năng phụ hoặc bỏ tiền để mua giao diện phù hợp và cấu hình theo ý muốn
- Chủ động trong việc lựa chọn nhà cung cấp hosting, tên miền, loại mã nguồn và các cấu hình cá nhân
- Nhược điểm:
- Khó khăn cho người không thông thạo lập trình do có nhiều bước cấu hình, cài đặt tương đối phức tạp
- Nhiều tính năng hoặc chức năng cần biết code để thay đổi, bổ sung vào website
- Kém linh động trong việc thiết kế các landing page để chạy các chiến dịch quảng cáo
Tạo website với “Trình tạo trang web”
Một giải pháp mới đang là xu hướng bởi nó giúp việc tạo website trở nên cực kỳ nhanh chóng & hiệu quả. Trình tạo trang web cung cấp cho anh chị các giao diện dựng sẵn cho từng mục đích khác nhau; việc sửa đổi giao diện, thêm chức năng có thể thực hiện dễ dàng qua thao tác kéo – thả. Hơn hết, nó đáp ứng nhu cầu có thể tạo ra những trang web bán hàng nhanh chóng, đầy đủ chức năng mà chi phí lại rẻ.
- Ưu điểm:
- Tạo website nhanh chóng qua template (giao diện), không chỉ ở lĩnh vực thương mại điện tử
- Sửa đổi giao diện, chức năng qua kéo thả, tương tác giao diện. Không cần phải am hiểu về lập trình
- Phù hợp với chiến lược kinh doanh nhỏ ở quy mô sản phẩm, nhóm sản phẩm
- Đầy đủ các chức năng của 1 trang web bán hàng cần thiết chỉ với vài thao tác
- Hỗ trợ tuyệt vời về thống kê, quảng cáo qua Google, Facebook, …
- Chi phí rẻ hơn nhiều so với 2 giải pháp trên
- Nhược điểm:
- Không phù hợp với các website thương mại điện tử lớn
- Cần xem xét các nhà cung cấp họ hỗ trợ các tính năng gì, có đáp ứng nhu cầu sử dụng hay không
- Template là yếu tố quyết định đến việc tạo trang web nhanh. Do đó cần xem xét đơn vị cung cấp nền tảng có kho template phù hợp không
Như vậy, anh chị có thể nhận thấy rằng giải pháp cho bài toán tạo website bán hàng phù hợp nhất là giải pháp sử dụng “trình tạo trang web”. Phần tiếp theo của mục này sẽ hướng dẫn anh chị cách tạo website bán hàng với trình tạo trang web của Zyro.
Tại sao chọn Zyro?
Zyro là một nền tảng cung cấp dịch vụ tạo website phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, do gần đây họ mới tập trung đầu tư vào thị trường Việt Nam nên có thể nhiều anh chị chưa biết tới đơn vị này. Một số ưu điểm mà Zyro đã thuyết phục được mình so với các nhà cung cấp khác mà mình biết:
- Template (giao diện) của họ không đơn thuần là 1 website tĩnh. Nó là một website thương mại điện tử có đầy đủ các chức năng từ trang sản phẩm, tới giỏ hàng, thanh toán,…
- Miễn phí hosting trọn đời, miễn phí tên miền cho năm đầu tiên
- Kho giao diện (template) được thiết kế hỗ trợ cho mọi màn hình, điều này rất cần bởi khách hàng của mình đa số dùng điện thoại
- Tích hợp sẵn nhiều công cụ có sẵn từ Google Tag Manager, Analytics, Facebook Pixel, Live Chat …
- Chỉnh sửa dễ dàng với các thao tác kéo thả
- Có sẵn các chức năng phục vụ cho mục đích kinh doanh:
- Quản lý sản phẩm, tồn kho dễ dàng
- Đa dạng hình thức thanh toán
- Hỗ trợ thiết kế quảng cáo trên Facebook, Google
- Hỗ trợ áp dụng mã giảm giá, thẻ quà tặng cho sản phẩm
Các bước tạo website bán hàng với Zyro
Mục này sẽ hướng dẫn anh chị từng bước để cho ra một website bán hàng đầy đủ chức năng với trình tạo trang web Zyro:
Bước 1. Đăng ký tài khoản & gói dịch vụ
Anh chị truy cập vào https://zyro.com/vn và đăng ký cho mình 1 tài khoản. Tiếp đến, lựa chọn gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Bước 2. Lựa chọn template phù hợp
Tiếp theo, anh chị sẽ chọn cho mình 1 template cho website bán hàng của mình (eCommerce). Anh chị có thể trải nghiệm website với template bất kỳ bằng cách nhấp vào “Xem trước”.
Bước 3. Tùy chỉnh giao diện website
Trình kéo thả trực quan của Zyro giúp anh chị chỉnh sửa giao diện cực kỳ dễ dàng. Do có hệ thống lưới tích hợp, nên việc kéo thả sẽ tự động được căn chỉnh vào vị trí phù hợp mà không cần lo lắng bị lệch trái, phải, trên, dưới,…
Bước 4. Thêm sản phẩm
Thêm sản phẩm và các thông tin liên quan lên website của anh chị. Việc quản lý các sản phẩm, mã giảm giá, thẻ quà tặng,… đều có thể thiết lập một cách dễ dàng.
Bước 5. Bắt đầu bán hàng
Website của anh chị đã sẵn sàng tiếp cận khách hàng. Giờ đây, anh chị chỉ cần xây dựng các chiến lược marketing để đưa trang web của mình ra ngoài thị trường.
Kết luận
Trong thời đại số như hiện nay, khi mà nhu cầu mua hàng trực tuyến đang dần trở thành thói quen không thể thiếu của mỗi người thì việc tạo website bán hàng là việc cần làm và nên làm. Điều này giúp cho khách hàng của anh chị có thể dễ dàng tiếp cận với sản phẩm của mình mà không phải phụ thuộc vào các nền tảng khác.
Với giải pháp đề xuất trên đây, giờ đây anh chị đã có thể dễ dàng tạo cho mình 1 website bán hàng đầy đủ tính năng mong muốn ở mức chi phí phù hợp. Nếu anh chị còn có bất kỳ vướng mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận ở phía dưới bài viết này nhé!
Để lại một bình luận