Ở 2 bài trước chúng ta đã tìm hiểu về cách khai báo biến và các kiểu dữ liệu. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu toán tử trong C#. Toán tử trong C# được dùng để thao tác với biến, hằng, và các kiểu có cấu trúc trong ngôn ngữ lập trình này. Chi tiết hơn về toán tử trong C# chúng ta sẽ đi tìm hiểu các phần ngay sau đây.
Phân biệt toán tử một ngôi và toán tử hai ngôi
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu các toán tử, chúng ta cần hiểu một chút về toán tử một ngôi và hai ngôi.
- Toán tử một ngôi là các toán tử sử dụng với một toán hạng duy nhất, toán hạng này có thể đứng trước hoặc đứng sau toán tử một ngôi đó (Unary Operator).
- Toán tử hai ngôi là các toán tử sử dụng với hai toán hạng khác nhau (Binary Operator).
ví dụ về toán tử một ngôi và hai ngôi: javatpoint
Ngoài toán tử một ngôi và 2 ngôi ra chúng ta có một toán tử khác là toán tử 3 ngôi, nhưng toán tử này mình sẽ giới thiệu trong bài Cấu trúc rẽ nhánh trong C#.
Toán tử số học
Những phép toán hằng ngày chúng ta sử dụng như cộng, trừ, nhân, chia. Mà chúng ta đã được học từ thuở bé. Nhưng trong các ngôn ngữ lập trình chúng ta sử dụng như sau.
Giả sử chúng ta có 2 biến số nguyên a = 10
và b = 20
:
Toán tử | Tên toán tử | Cách sử dụng | Kết quả với ví dụ |
+ | Toán tử cộng | a + b | 30 |
- | Toán tử trừ | a - b | -10 |
* | Toán tử nhân | a * b | 200 |
/ | Toán tử chia | a / b | 0 |
% | Toán tử lấy phần dư | a % b | 10 |
Bảng các toán tử số học trong C#
Có một vài lưu ý sau đây:
- Đối với toán tử
/
khi sử dụng toán tử này và lưu trữ giá trị kết quả trả về là một kiểu số nguyên, phép toán này sẽ trả về kết quả là phần nguyên của phép tính đó. - Còn nếu khi sử dụng toán tử
/
mà lưu trữ giá trị trả về là một biến số thực thì phép toán này sẽ trả về kết quả là kết quả dưới dạng số thực của phép tính đó.
Toán tử quan hệ
Toán tử quan hệ được sử dụng với các biến, hằng nó cho phép người dùng kiểm tra xem giữa 2 biểu thức thì có lớn hơn hay nhỏ hơn nhau, khác nhau hay giống nhau.
Giả sử chúng ta có 2 biến số a = 4
và b = 6
:
Toán tử | Tên toán tử | Cách sử dụng | Kết quả với ví dụ |
== | Bằng với | a == b | false |
!= | Khác với | a != b | true |
> | Lớn hơn | a > b | false |
< | Nhỏ hơn | a < b | true |
>= | Lớn hơn hoặc bằng | a >= b | false |
<= | Nhỏ hơn hoặc bằng | a <= b | true |
Bảng các toán tử quan hệ trong C#
Toán tử logic
Khi chúng ta đã biết về các toán tử quan hệ, thì chúng ta cần biết về các toán tử logic. Toán tử logic giúp chúng ta có thể kiểm tra xem nhiều biểu thức quan hệ cho ra giá trị cuối cùng là đúng hay sai.
Giả sử chúng ta có 2 biến kiểu bool
là a = true
và b = false
.
Toán tử | Tên toán tử | Cách sử dụng | Kết quả với ví dụ |
|| | Hoặc | a || b | true |
&& | Và | a && b | false |
Bảng các toán tử logic trong C#
Có một cách nhớ rất đơn giản với 2 toán tử này như sau:
- Toán tử
||
chỉ đúng khi một trong các biểu thức của nó đúng, toán tử này chỉ trả về giá trịfalse
khi tất cả các biểu thức đều sai. - Toán tử
&&
chỉ đúng khi tất cả các biểu thức của nó đều đúng, toán tử này sẽ sai khi một trong các biểu thức của nó sai.
Toán tử thao tác bit
Các toán tử bitmasks hay thao tác bit thường ít được sử dụng trong các chương trình nâng cao. Chúng thường được sử dụng trong một số các bài toán của lập trình thi đấu. Nhưng đôi lúc chúng lại được sử dụng để xử lý với các số được biểu diễn dạng hexa …..
Toán tử thao tác bit sẽ thao tác trên các số nhưng dưới dạng hệ nhị phân. Tương đối khó để có thể miêu tả cho các bạn nhưng nó sẽ như sau:
Toán tử | Tên toán tử | Loại toán tử |
~ | NOT, đảo ngược bit trong số đó từ 0 sang 1 và ngược lại | Toán tử một ngôi |
| | OR, nếu như vị trí bit của một trong 2 số đó là 1 thì giá trị trả về ở vị trí bit đó là 1 còn ngược lại là 0 | Toán tử hai ngôi |
& | AND, nếu như vị trí bit của cả 2 số đó đều là 1 thì giá trị trả về ở vị trí bit đó là 1 còn ngược lại là 0 | Toán tử hai ngôi |
^ | XOR, nếu như vị trí bit của cả 2 số đó giống nhau thì giá trị trả về ở vị trí bit đó là 1 còn ngược lại là 0 | Toán tử hai ngôi |
<< | Dịch sang trái n bit với n là giá trị của toán hạng thứ 2 | Toán tử hai ngôi |
>> | Dịch sang phải n bit với n là giá trị của toán hạng thứ 2 | Toán tử hai ngôi |
Bảng các toán tử thao tác bit trong C#
Các toán tử một ngôi thông dụng trong C#
Các toán tử 1 ngôi trong C# được liệt kê như sau:
Toán tử | Tên toán tử | Ý nghĩa toán tử |
+ | Dấu cộng | Để đằng trước một biến số học tương tự như nhân với 1 |
- | Dấu trừ | Để đằng trước một biến số học tương tự như nhân với -1 |
++ | Tăng đơn vị | Để trước hoặc sau một biến số học giúp tăng biến đó lên 1 đơn vị |
-- | Giảm đơn vị | Để trước hoặc sau một biên số học giúp giảm biến đó xuống 1 đơn vị |
! | Phủ định | Phủ định giá trị của một giá trị logic từ true thành false và ngược lại |
Bảng toán tử một ngôi trong C#
Kết hợp các toán tử với toán tử =
Khi kết hợp các toán tử trên với toán tử =
bằng cách thêm một toán tử trước dấu bằng chúng ta có thể gán cho giá trị bên trái dầu bằng giá trị của chính giá trị bên trái dấu bằng khi thực hiện phép toán của toán tử đó với giá trị bên phải dấu bằng. Ví dụ:
- Toán tử
+=
khi sử dụng kiểux += 5
thì sẽ tương tự vớix = x + 5
- Toán tử
%=
khi sử dụng kiểux %= 5
thì sẽ tương tự vớix = x % 5
- Toán tử
<<=
khi sử dụng kiểux <<= 5
thì sẽ tương tự vớix = x << 5
Sử dụng kết hợp toán tử với dấu bằng giúp code dễ đọc và sạch sẽ hơn rất nhiều.
Lưu ý: Các toán tử có thể kết hợp với toán tử =
chỉ có thể là các toán tử 2 ngôi dành cho số học hoặc thao tác bit. Chúng ta không thể kết hợp các toán tử quan hệ hay logic với toán tử =
được.
Tổng kết
Như vậy là thông qua bài viết này mình đã hướng dẫn cho bạn cách để sử dụng từng toán tử trong C# các bạn có thể tham khảo bằng tài liệu tiếng Anh ở đây. Ở bài viết tiếp theo, mình sẽ hướng dẫn các bạn một việc rất thú vị đó là các câu lệnh Nhập Xuất trong C#. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. Hãy đồng hành cùng Lập trình không khó trong các bài viết tiếp theo nhé !
Để lại một bình luận