Bài toán: Viết chương trình nhập mảng và xuất mảng một chiều có sử dụng hàm trong C++
Trước khi bắt đầu viết các hàm nhập xuất thì mình xin nói thêm một ít thông tin về cách sử dụng mảng.
- Trước khi bạn sử dụng mảng thì bạn phải xác định kích thước tối đa của mảng.
- Nếu bạn cần làm việc với một mảng có nhiều phần tử thì mình khuyên các bạn nên cấp phát động.
Nào chúng ta cùng tìm hiểu cách nhập mảng trong c++ thôi! Nếu bạn đang quan tâm tới mảng 1 chiều trong C và cách nhập xuất trong C, vui lòng xem bài viết này.
Cách nhập mảng một chiều
Để thực hiện nhập mảng thì ta làm như sau:
- Ta sẽ dùng một vòng lặp để nhập lần lượt từng phần tử của mảng.
- Hàm
nhap()
phải có kiểu trả về là void, tức là không trả về giá trị nào cả. - Cần truyền vào hai tham số đó là: tên mảng và số lượng phần tử của mảng.
Dưới đây là chương trình tham khảo cho cách nhập mảng trong c++
#include<iostream> using namespace std; void nhap(int a[], int n) { for (int i = 0; i < n; i++) { cout << "Nhap vao phan tu a[" << i << "] : "; cin >> a[i]; } } int main(){ int a[1000]; int n; cout << "Nhap n: "; cin >> n; nhap(a, n); system("pause"); return 0; }
Cách xuất mảng một chiều
Để thực hiện xuất mảng thì ta làm như sau:
- Ta dùng một vòng lặp để chạy qua hết tất cả các phần tử trong mảng một chiều.
- Ở mỗi phần tử của mảng thì ta tiến hành in giá trị của phần tử đó ra màn hình.
- Hàm
xuat()
phải có kiểu trả về là void. Vì không cần phải trả về giá trị nào cả. - Ta cần phải truyền vào hai tham số đó là: mảng và số lượng phần tử của mảng
Dưới đây là chương trình dùng để nhập và xuất mảng mảng một chiều trong c++
#include<iostream> using namespace std; void nhap(int a[], int n) { for (int i = 0; i < n; i++) { cout << "Nhap vao phan tu a[" << i << "] : "; cin >> a[i]; } } void xuat(int a[], int n) { for (int i = 0; i < n; i++) cout << a[i] << " "; } int main(){ int a[1000]; int n; cout << "Nhap n: "; cin >> n; nhap(a, n); cout << "Xuat mang: " << endl; xuat(a, n); system("pause"); return 0; }
Sau khi chạy chương trình trên ta có kết quả như sau
Nhap n: 3 Nhap vao phan tu a[0] : 6 Nhap vao phan tu a[1] : 8 Nhap vao phan tu a[2] : 7 Xuat mang: 6 8 7
Bài viết của mình đến đây là kết thúc. Cám ơn các bạn đã theo dõi !
Theo dõi lập trình không khó tại:
Để lại một bình luận